Quy trình SEO OnPage từ A-Z (bài 2)

I. SEO ONPAGE

SEO Onpage là tối ưu hóa website và từng trang con trên một website với công việc cụ thể được lặp đi lặp lại nhiều lần mỗi khi đăng bài để SEO. Mục đích của công việc này nhằm làm cho website cần SEO trở nên thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm và thăng hạng từ khóa lên TOP 1 Google. Công việc cụ thể của nó sẽ được thực hiện dựa trên những kỹ thuật cần thiết và kinh nghiệm khi thực hành.

1. Về Từ khóa
Xác định từ khoá cần SEO
Xác định những từ khoá mà tỉ lệ người dùng sẽ tìm thấy mình đầu tiên. Ví dụ như: thiết kế website, thiết kế website giá rẻ, thiết kế web ưu đãi, thiết kế web đẹp… Đây là bước cơ sở để tiến hành chính xác và hiệu quả những công việc tiếp theo.

  • - Từ khóa có trong thẻ title, description
  • Từ khóa trong tên miền
  • Từ khóa trong các thẻ heading
  • Từ khóa trong liên kết nội bộ
  • Từ khóa trong backlink
  • Từ khóa trong bài viết (150 ký tự đầu)
  • Từ khóa trong các thẻ hình ảnh (Alt)
  • Từ khóa trong thẻ in đậm, nghiêng
  • Mật độ từ khóa trong nội dung
  • Từ khóa trong meta keyword
  • Từ khóa trong thẻ in đậm

 Tối ưu hoá thẻ MetaTags Title
Thẻ Title là một nhân tố rất quan trọng trong việc đưa Website lên thứ hạng cao. Mục đích của các thẻ Title là nhằm miêu tả nội dung trang Web cho các Search Engine chỉ mục. Nếu thẻ Title không miêu tả chính xác nội dung trang Web, những trang này sẽ bị “giáng cấp” bởi các thuật toán Search Engine. Hay nói cách khác, trang Web sẽ có vị trí thấp hơn những gì mà nó xứng đáng trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Thẻ Title tạo ra những từ xuất hiện trên thanh tiêu đề của trình duyệt Web. Một số quy tắc nên tuân theo khi viết thẻ Title:

  • Sử dụng 5-7 từ và tối đa 65 ký tự cho title tag.
  • Tránh sử dụng những từ được gọi là stop word như “a, the, or..”
  • Không nên viết một từ khóa 2 lần.

Cấu trúc của một thẻ Title cơ bản như sau:
<title>Trung Tâm Đào Tạo Kinh Doanh | Trường Đào tạo Kinh Doanh A.S.K</title>

 Tối ưu hoá thẻ MetaTags Keywords
Trước đây tối ưu thẻ Keywords là bí quyết chung của các cao thủ SEO, do các bộ máy tìm kiếm (google, yahoo) dựa chủ yếu vào thẻ này để tìm ra những website liên quan tới từ khoá người dùng tìm kiếm. Tuy nhiên hiện nay Google đã thay đổi thuật toán tìm kiếm, và thẻ Keywords này ko còn giữ vai trò quá quan trọng nữa. Thay vào đó, các máy tìm kiếm sẽ phân tích nội dung được hiển thị trên website để xác định nội dung và phân loại, qui định thứ hạng cho trang. Có điều hiện tại một số máy tìm kiếm vẫn dùng đến thẻ Keywords này với trọng số rất thấp (Yahoo). Vì vậy hãy cứ đặt vào trong thẻ Keywords này những từ khóa chính, rồi sau đó hãy quên chúng đi.

Cấu trúc của một thẻ Meta Keywords như sau:
<meta name=”Keywords” content=”trung tam dao tao , trung tâm đào tạo , trung tam dao tao kinh doanh , trung tâm đào tạo kinh doanh , trung tam dao tao ask” />

Tối ưu hoá thẻ Meta Description
Thẻ Meta Description mô tả nội dung ngắn gọn về trang Web và các Search Engine sẽ dùng thông tin này để mô tả website khi thể hiện kết quả tìm kiếm cho người dùng. Một thẻ Meta Description tốt sẽ thu hút tỷ lệ lớn người dùng click vào, vì vậy nó nên gồm nhiều từ khoá quan trọng, hữu ích và được tổ chức thành một câu có ý nghĩa.

Thẻ meta Description hiển thị những từ khoá hướng tới, không phải vì mục đích thứ hạng, mà là biểu thị nội dung cho người tìm kiếm.Cũng giống như những đoạn quảng cáo hay, không dễ viết được những thẻ meta description tốt. Nhưng đối với những trang hướng từ khoá, đặc biệt với những kết quả tìm kiếm cạnh tranh, thẻ meta description là một phần rất quan trọng để thu hút traffic từ các search engines thông qua những trang của bạn.

Thẻ meta description quan trọng hơn nhiều so với các từ khoá tìm kiếm thông thường vì ý định của người tìm kiếm thường không rõ ràng và những người tìm kiếm khác nhau có thể có những động cơ khác nhau.

Một số lưu ý về việc đặt thẻ Meta Description:
– Đặt Keyword phrase ở đầu Description để đạt được thứ hạng cao nhất có thể.
– Cố gắng giữ Description trong khoảng 255 ký tự.

Cấu trúc của một thẻ Meta Description thường là như sau:
<meta name=”Description” content=”Trung tâm đào tạo kinh doanh ASK nơi đào tạo chất lượng cao về lĩnh vực kinh doanh . Học viên được trang bị kiến thức chuyên môn , kỹ năng nghề tốt nhất” />

Tối ưu hoá tên của các thành phần trên web (tên ảnh, tên flash…)
Google như một kẻ khiếm thị, không thấy được ảnh, không xem được video, càng chẳng hiểu gì về flash. Nó chỉ “đọc” được các dòng text xuất hiện trên website. Vậy nên, thay bằng đặt tên các file ảnh, file video, file flash trên web của bạn là anh1, anh2, anh3… thì bạn hay thay bằng từ khoá, và càng tối ưu hơn khi tên file cách nhau bằng dấu gạch ngang. Ví dụ: san-xuat-do-go.jpg, san-xuat-do-go.gif, san-xuat-do-go.png… Việc này đặc biệt hữu ích với các tên file ở trang chủ website. Giống như treo một cái biển hiệu bắt mắt, vị khách Google bot sẽ bị gây chú ý và tìm hiểu thêm những thứ trong nhà bạn.

Tối ưu Seo Friendly – Đường dẫn thân thiện
Lang thang trên mạng, có lẽ thấy đường link của các website thường chính là tiêu đề của bài viết. Ví dụ như:
http://www.ask.edu.vn/khoa-hoc/6-ky-nang-mem-cho-nha-quan-tri-8.html http://www.ask.edu.vn/khoa-hoc/chuyen-vien-nhan-su-13.html
Đây là việc làm có ý đồ của các nhà quản trị mạng. Giống như đã trình bày ở trên, Google là kẻ khiếm thị, nó chỉ đọc được các text trên web, trên URL.
Ngoài ra, người dùng Google có thêm một số thủ thuật tìm kiếm. Ví dụ đánh vào ô tìm kiếm là: intitle:”tu khoa can” thì Google sẽ cho ra các kết quả với cụm từ “tu khoa can” trên tiêu đề của bài viết ; inURL:” tu khoa can ” thì Google sẽ cho ra các kết quả với cụm từ “tu khoa can” trong URL của bài viết.

Vì vậy, việc tối ưu hoá URL của website là vô cùng cần thiết. Tham khảo bảng so sánh sau:

Bảng các trường hợp tốt hay xấu khi tra từ khóa “tu khoa can”

Chú ý:
 Nên đặt title và từ khoá trên URL là tiếng việt. Ví dụ nên để “tu khoa” chứ ko nên để “keyword”.
 Nếu website của bạn có cả 2 loại tên miền: có www. và không có www. thì nên chuyển hướng (redirect) về một website. Ví dụ chuyển hướng cho “http://www.ask.edu.vn/” về “http://ask.edu.vn/”.

Điều này là khá quan trọng, vì nếu tồn tại cả 2 site riêng biệt, thì Google bot sẽ “phân vân” khi tính thứ hạng cho website. “Nguồn thu” bị chia sẻ, cuối cùng sẽ thiệt cho cả 2 tên miền.

2. Về Nội dung

Nội dung là phần đánh giá chất lượng của một website khi nó được trau chuốt kỹ lưỡng và không bị trùng lắp. Cách trình bày ảnh hưởng đến sự thân thiện của một bài viết đối với độc giả và keyword cần SEO khi mình định dạng nó.

Nội dung của trang web là rất quan trọng cho các công cụ tìm kiếm khi họ xem xét sự liên quan và tầm quan trọng của trang web dựa trên các thẻ meta và nội dung liên quan đến các từ khóa quan trọng. Nên theo các tiêu chí như sau:

Trong văn bản nên bao gồm các từ khóa
Khi muốn tối ưu cho một từ khóa nào đó nên chắc chắn rằng tất cả những từ khóa đã bao gồm trong các thẻ meta và bao gồm trong các văn bản trên trang web. Hãy cố gắng duy trì mật độ 5-10% của các từ khóa trong văn bản.
Nên chắc chắn rằng khoảng 5% đến 10% văn bản là từ khóa. Hãy cẩn thận trong việc trải từ khóa trong nội dung bởi vì nếu làm quá đà thì có thể sẽ bị phạt. Lưu ý rằng, việc đưa các từ khoá quan trọng nhất vào đầu của trang, điều này có thể sẽ giúp cho Google Spider quan tâm tới từ khóa đó nhiều hơn.

Định dạng của văn bản
Các định dạng trong văn bản như in đậm, in nghiêng… rất quan trọng để hiển thị cho các công cụ tìm kiếm cũng như người dùng thấy rằng đó là những từ quan trọng. Vì vậy, bôi đậm các từ khoá trong văn bản sẽ giúp chúng được coi là quan trọng hơn các từ khác và do đó văn bản của bạn trở nên phù hợp hơn với các từ khóa này.

Thường xuyên cập nhật nội dung liên quan đến trang web
Thường xuyên cập nhật nội dung liên quan cho trang web, đây là cách mời gọi Google Spider truy cập vào trang web thường xuyên hơn. Điều này sẽ giúp có thêm nhiều cơ hội để tăng hạng hơn.

Một website tốt cần tối ưu được các vấn đề về nội dung như sau:

  • - Tiêu đề bài viết trong thẻ <h1>
  • - Mô tả cho tiêu đề thẻ <h2>
  • - Từ khóa trong bài viết in đậm
  • - Từ khóa trong bài viết liên kết nội bộ
  • - Từ khóa + tiền tố hoặc hậu tố
  • - Hình ảnh trong 1 bài viết (tối đa là 3)
  • - Hình ảnh trong bài viết đặt trong thẻ <h4>
  • - Tiêu đề, mô tả về hình ảnh thẻ <h5>
  • - Hình ảnh quy định height, width rõ ràng

Kỹ thuật Seo Copywriting
Một site có nội dung tốt, phục vụ tốt cho người đọc dù không được trợ giúp nhiều bằng SEO nhưng vẫn được các robots của các công cụ tìm kiếm như Google và Yahoo đón nhận. Vậy để có được SEO copywirting tốt từ Google, Yahoo và khách ghé thăm website, ta cần có một bài viết với nội dung hay, hấp dẫn người đọc, tất nhiên là không sao chép. Vậy làm thế nào để viết được nội dung tốt?

Trước hết, ta cần nghiên cứu từ khoá. Đây là bước đặc biệt quan trọng trước khi post một bài viết lên mạng. Nghiên cứu từ khoá, một khía cạnh quan trọng của tối ưu cho công cụ tìm kiếm (SEO) và quảng bá Internet, tạo ra sự khác biệt so với phương pháp nghiên cứu thị trường truyền thống. Chỉ khi trang Web bổ sung được những từ khoá có mức độ phù hợp cao nhất và chứa đựng nội dung thu hút được những khách hàng mục tiêu thì chiến dịch quảng cáo của công ty mới thành công. Hiện nay có khá nhiều công cụ phân tích từ khoá giúp bạn lựa chọn được những từ khoá đúng đắn cho công ty mình, trong đó có WordTracker và Keyword Discovery là khá phổ biến.

Vấn đề thứ hai cần thiết đó là một chủ đề trên một trang. Nếu công ty của chúng ta có 5 sản phẩm khác nhau, thì ta nên dành ít nhất 1 trang cho mỗi topic. Tiếp đến, nội dung đó cần chi tiết, thật chi tiết. Mỗi đề tài phải thâu tóm đủ chi tiết để khách ghé thăm website có thể xác định xem liệu họ có nên liên hệ với ta để biết thêm thông tin hay không. Xét từ khía cạnh SEO, nếu ta càng cung cấp nhiều thông tin cho mỗi đề tài bao nhiêu thì các công cụ tìm kiếm càng dễ xác định sự liên quan của trang web với những từ khoá đó bấy nhiêu.

Bên cạnh đó, nên cung cấp các brochure(tài liệu) miễn phí. Người dùng Internet thường có khuynh hướng thích vào những trang web chia sẻ, nếu trang web của ta chỉ chăm chú vào bán hàng, thậm chí những quyển sách nhỏ cũng có giá.

Không nên dùng từ ngữ hoa văn, các công cụ tìm kiếm không thích những trang web có nội dung kém, chỉ chú trọng trang với hình thức chứ không quan tâm đến nội dung. Tốt nhất là hãy cung cấp các brochure miễn phí cho người dùng.

Từ đó xây dựng nội dung một cách hệ thống, càng chi tiết càng tốt. Nhưng cũng phải quan tâm đến thời gian mà các visitors ghé thăm trang. SEO copywriting tốt sẽ phân biệt nội dung theo nhiều trang và tạo một “hệ thống thứ bậc” cho trang với những thông tin quan trọng nhất đứng đầu và các thông tin ít quan trọng hơn đứng sau. Hãy chắc chắn là đã tạo được sitemap cho website, vì đây cũng là yếu tố giúp các công cụ tìm kiếm dễ index hơn.

“Độ dày” của từ khoá cũng rất quan trọng để các công cụ tìm kiếm có thể đặt ta lên top cho một từ khoá đặc biệt nào đó, từ khoá đó chắc chắn phải được sử dụng trong trang. Bên cạnh đó, những từ khoá có tần số sử dụng càng nhiều thì nó càng dễ được index hơn. Tuy nhiên, đừng nên lạm dụng quá, hãy viết chúng 1 cách tự nhiên như bài viết hiện có. Các công cụ tìm kiếm sẽ phạt ta nếu ta “quá tối ưu hóa” bằng cách sử dụng từ khoá quá nhiều dẫn đến keyword stuffing hay spamming.

Một phần của quá trình SEO copywriting là lên kế hoạch dự án. Cần dành thời gian để cân nhắc xem mọi người muốn biết thông tin gì về công ty. Dưới đây là một số loại thông tin mà khách ghé thăm website và các công cụ tìm kiếm quan tâm:
+ Chi tiết về sản phẩm, bao gồm các tính năng, lợi ích, đặc điểm kỹ thuật, bảng số liệu, biểu đồ, biểu đồ diễn tiến, hình ảnh và minh hoạ bằng video.
+ Các gợi ý về kỹ thuật, hướng dẫn xử lý sự cố của sản phẩm, hướng dẫn sử dụng.
+ Chứng thực của khách hàng, kết quả nghiên cứu của những trường hợp điển hình.
+ Xác định rõ ngành nghề.
+ Hướng dẫn lựa chọn sản phẩm, thông tin so sánh.

Hãy đánh những từ khoá phổ biến nhất của trang web vào trang tìm kiếm Google và Yahoo rồi xem những website nào xuất hiện ở trang kết quả đầu tiên và thứ hai. Việc này sẽ giúp ta có ý tưởng hay về một số nội dung mà các công cụ tìm kiếm ưa chuộng. Hãy xem thử trang web của đối thủ cạnh tranh, cổng điện tử của các ngành khác, các trang tạp chí của các ngành khác, các trang nguồn. Xem họ cung cấp loại nội dung gì mà dựa vào đó, trang web của ta có thể cạnh tranh chứ không phải sao chép.

3. Tổng thể trang

Redirect 301 www và non-www
Chuyển hướng redirect 301 hay redirection 301 thường được hiểu như việc di dời vĩnh viễn (moved permanently). Nó trả về mã lỗi 301 trong phần header nhằm thông báo cho máy tìm kiếm hay trình duyệt, máy chủ rằng trang web hiện tại đã được chuyển rời tới địa chỉ mới.

URL với www hay không www
Đôi khi các bạn bắt gặp việc website sử dụng “www” trong URL (Ví dụ như http://www.ask.edu.vn/), trong khi có những website lại không dùng “www” (ví dụ, http://huynhgiamoc.com/). Nên nhớ rằng “tương ứng” với dịch vụ web, ta có thể lựa chọn riêng cho mình. Nhưng không thể chọn cả hai vì sẽ gây ra trùng lặp nội dung. Sau đây là hai ví dụ, hướng dẫn xử lý triệt để vấn đề này.

Trường hợp sử dụng www
Ngoài ra còn có cách viết sau có thể áp dụng cho tất cả các host và domain, không phải edit lại :

Trường hợp không sử dụng www

Tạo thẻ Robots điều hướng(dẫn đường) Google bot
Thuật ngữ Robots này gồm 2 thành phần: file Robots.txt đặt tại thư mục gốc của website (ví dụ như :http://ask.edu.vn/robots.txt)
Làm thế nào để tạo ra một file robots.txt? Rất đơn giản, mở chương trình Notepad hay bất cứ chương trình soạn thảo văn bản nào, lưu file với tên robots.txt là xong. Sử dụng file robots.txt Cú pháp Ghi chú cho Webmaster
User-agent: * Disallow:
Dấu (*) có nghĩa là áp dụng cho mọi robots. Nhưng vì không có tài nguyên nào bị cấm nên thành ra tất cả mọi thư mục đề được cho phép.
User-agent: * Disallow: /cgi-bin/ Disallow: /tmp/ Disallow: /private/
Tất cả mọi robots đều có quyền truy cập tất cả các thư mục trừ ba thư mục được trích dẫn phía sau.
User-agent: SpamBot
Disallow: /
Trường hợp này robot SpamBot bị cấm truy cập tất cả thư mục. Dấu gạch chéo “/” có nghĩa là tất cả các thư mục.User-Agent có thể là ký tự đơn và các robots không phần biệt chữ hoa và chữ thường.
User-agent: SpamBot
Disallow: /
Để bắt đầu chỉ định mới thì bạn hãy đặt một dòng trắng. SpamBot bị cấm truy cập tất cả tài nguyên. Trong khi các
User-agent: * Disallow: /private/
robots khác được được truy cập tất cả trừ thư mục “private”.
Disallow: /tmp/ Disallow: /private/ User-agent: SpamBot Disallow:
/tailieu/canhan.html
User-agent: * Disallow: /tmp/ Disallow: /private/
Không cho phép SpamBot dò các thư mục được liệt kê phía sau : thư mục “tmp”, “private” và tệp tin “canhan.html” trong thư mục “tailieu”.
Các bọ tìm kiếm các được dò mọi thứ trừ hai thư mục “tmp” và “private”.
Bảng ghi chú khi viết file robots.txt

Sitemap (xml + html)
Cách làm Sitemap cho một website :

Bước 1: Vào web http://www.xml-sitemaps.com (web này là uy tín nhất về việc làm sitemap), khuyến khích sử dụng trình duyệt web firefox.
– Điền domain website của bạn vào: Starting Url.
– Chọn thông số Frequensy.
– Tại Priority: có 2 lựa chọn là tự động thiết lập hoặc thiết lập bằng tay. (nên chọn auto cho nhanh)
– Click: Start và chờ cho nó chạy xong, web đơn giản thì nhanh, mà phức tạp thì chờ hơi lâu.
Khi chạy xong bạn sẽ nhận được 1 list các file sitemap, nhưng bạn chỉ cần chú ý đến 4 file sau: sitemap.xml, ror.xml, sitemap.html và urllist.txt.

Bước 2: Down 4 file ở trên về máy.
– Sử dụng một trình soạn thảo mở file sitemap.xml để set thông số Priority cho các url theo ý muốn của mình.
Lưu ý phần này: thông số Priority quy định sự quan trọng của các url đối với website, nếu Url nào quan trọng nên cho nó cao điểm hơn, cao nhất là 1.0 và thấp nhất 0.10.
Bước 3: Upload lên root web và verify sitemap

Tránh Duplicate content
Google không thích các nội dung kép. Lý do là Google muốn trong trang kết quả tìm kiếm, mười kết quả đầu tiên sẽ là mười trang khác nhau với nội dung khác nhau. Điều này giúp cho người tìm kiếm có nhiều lựa chọn chính xác và đa dạng, hơn là một loạt các nội dung trùng lặp trong top 10 này.
Có rất nhiều lý do để nội dung bị lặp lại trên nhiều địa chỉ khác nhau, hoặc các tài liệu này có nội dung tương tự :
– Nội dung trang Web tồn tại dưới nhiều định dạng : trang web, phiên bản in, phiên bản PDF, phiên bản Word, phiên bản PDA, mobile phone page, v.v
– Nội dung được truyền đi từ trang Web : Ví dụ RSS, XML của các blog cá nhân hay bài viết mới.
– Hệ thống quản trị tách lọc nội dung (CMS) hiển thị cùng một nội dung cho nhiều lựa chọn khác nhau. Ví dụ các mục được sắp xếp theo ngày tháng, tiêu đề, tên hay thể loại.
– Trang Web có một phiên bản dự phòng hay một bản sao nhằm tránh trường hợp trang chính không truy cập được hoặc khi có quá nhiều người truy cập vào cùng một trang.
– Trường hợp ai đó đánh cắp hay lưu lại nội dung trang của bạn để rồi đặt nội dung đó trên một trang Web khác.
– Để tránh hiển thị cùng một nội dung nhiều lần trong trang kết quả tìm kiếm, các máy tìm kiếm sẽ xác định những trang trùng lặp này.

Rất khó có thể nói chính xác Google sẽ làm gì khi tìm thấy nội dung kép. Có rất nhiều nguyên nhân mà việc nhân bản nội dung là hợp lý.
Nếu như Google chỉ bỏ nội dung kép khỏi một vài lệnh tìm kiếm thì đó là điều chấp nhận được. Nhưng nếu Google áp dụng các mức phạt bằng cách loại bỏ những trang này ra khỏi chỉ mục Web thì kết quả tìm kiếm của Google sẽ không còn chính xác đối với một số lệnh tìm kiếm nhất định. Và đương nhiên khi đó, Google có thể phạt nhầm các trang Web mà nội dung hoàn toàn hợp lý.

Có vẻ như Google sẽ hiển thị trang Web nổi tiếng nhất với nhiều liên kết trỏ đến nhất trong kết quả tìm kiếm khi nó tìm thấy nội dung kép trên nhiều địa chỉ khác nhau. Để trang Web có thứ hạng cao ta nên loại bỏ các nội dung trùng lặp. Hãy tạo ra những nội dung có ích và phong phú trên trang của mình.

Ngoài ra, nếu trang Web sử dụng cùng nội dung như nhiều trang khác thì hãy cố gắng có nhiều liên kết trỏ đến hơn tất cả những trang còn lại mà có cùng một nội dung.
Tóm lại, SEO Onpage là một công việc không hề đơn giản nhưng cũng không quá khó nếu chịu khó đầu tư thời gian vào chuẩn bị, trau chuốt nội dung và định dạng chúng. Trước khi xuất bản một bài đăng hãy kiểm tra lại tất cả những công việc đã làm, xem chúng đã đạt yêu cầu hay chưa? Cần chỉnh sửa những gì? Lỗi ngữ pháp có không? Và cuối cùng mới nhấn nút Đăng bài viết.

Để download tài liệu này về dạng PDF trình bày full các bạn vui lòng liên hệ: spype: x.trum | YH: thanh_xtrum
Bản quyền thuộc: VR360.vn

Comments

comments