Các bệnh nguy hiểm do muỗi truyền nhiễm

CÁC CĂN BỆNH NGUY HIỂM DO MUỖI TRUYỀN NHIỄM

Muỗi là loài động vật truyền bệnh nguy hiểm. Chúng thường sinh sôi và phát triển mạnh trong mùa mưa bão. Vì vậy, vào thời điểm này, các căn bệnh do muỗi lây truyền tăng cao và đe dọa đến sức khỏe mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Muỗi đốt vật/người mang mầm bệnh (mầm bệnh có khả năng sống trong nước bọt của muỗi) và lây nhiễm bệnh cho người bị muỗi đốt. Sau đây là các căn bệnh nguy hiểm thông qua đường truyền từ muỗi.

cac-benh-nguy-hiem-muoi-truyen-nhiem

Bệnh Sốt xuất huyết:

Bệnh có những triệu chứng của nhiễm siêu vi nói chung. Người bệnh liên tục sốt cao trên 38 0C . Trong hai ngày đầu, nếu chỉ có triệu chứng sốt, có thể chăm sóc người bệnh tại nhà. Điều quan trọng nhất khi mắc bệnh sốt xuất huyết là phải theo dõi sát sao diễn biến để đưa người bệnh đến các cơ sở y tế kịp thời.

Cần đưa người bệnh đến bệnh viện ngay khi có một trong những dấu hiệu chuyển nặng: sốt cao liên tục li bì, móng tay tím, chảy máu cam, chảy máu chân răng, ói ra máu, đi ngoài ra phân đen, đau tức vùng hạ sườn phải, tiểu ít, ra kinh nguyệt sớm bất thường hoặc ra nhiều hơn (ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ), người bứt rứt, vật vã, khó chịu. Ngay khi đã đến ngày thứ năm-sáu, cơ thể đã hạ sốt nhưng nếu bị tụt huyết áp hoặc có xuất huyết (xung huyết da, nốt đỏ trên da, chảy máu niêm mạc) người bệnh cũng phải đến bệnh viện ngay.

Đối với trường hợp người trên 65 tuổi, trẻ dưới năm tuổi, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh mạn tính (tim, phổi, tiểu đường, khớp, thận…) phải cần theo dõi chặc chẽ hơn và đưa ngay đến bệnh viện mà không cần đợi đến khi có dấu hiệu chuyển bệnh nặng.

Bệnh viêm não:

đây là một tình trạng viêm của nhu mô não, biểu hiện bằng sự rối loạn chức năng thần kinh-tâm thần khu trú hoặc lan tỏa, thuộc dạng bệnh lý rất nặng nề đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Và một trong các tác nhân truyền bệnh chính là muỗi. Muỗi có thể truyền các loại virus gây bệnh viêm não vùng châu Phi, viêm não sông Nin, ở Việt Nam thường gặp là bệnh viêm não Nhật Bản. Ở nước ta, có hai loài muỗi chính là Culex tritaeniorhynchus và Culex vishnui. Đây là hai loài muỗi thường sinh sản và trú đậu ở ruộng lúa nước, nhất là ở ruộng mạ và phát tán rộng trên cánh đồng. Muỗi thường bay đi hút máu súc vật, chim, loài gặm nhắm hoặc máu người vào lúc chập tối. Muỗi chích những con vật nhiễm bệnh, virus tồn tại trong nước bọt của muội, sau đó muỗi chích vào người và truyền mầm bệnh. Cứ thế chúng truyền bệnh từ người này sang người khác, từ loài động vật này sang loài động vật khác thông qua việc hút máu.

benh-sot-xuat-huyetĐối tượng dễ nhiễm bệnh là trẻ em dưới 15 tuổi, nguy cơ cao hơn với nhóm trẻ từ hai-sáu tuổi. Bệnh có khả năng gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề như động kinh, suy giảm khả năng học tập, đần độn, liệt, mất ngôn ngữ…

Thông thường, sẽ rất khó xác định bị muỗi đốt vào lúc nào mà cần dựa vào những yếu tố liên quan như nếu đang ở trong vùng dịch tễ mà bị sốt thì cần phải nhập viện để được theo dõi và hỗ trợ điều trị kịp thời. Khi vào máu, virus sẽ tấn công toàn thân nên có thể cũng sẽ có những triệu chứng như: ho khan, rối loạn hô hấp/tiêu hóa (tiêu chảy), nổi ban, xung huyết ngoài da, mắt đỏ lên. Ở trẻ một-hai tuổi thóp sẽ bị phồng căng, khóc và bỏ bú.

May mắn là đã có vắc-xin để ngừa viêm não Nhật Bản. Phụ huynh nên cho trẻ tiêm ngừa sớm và tiêm đủ liều, bắt đầu từ một tuổi, để tạo kháng thể chủ động cho trẻ.

Bệnh sốt thung lũng Rift do virut RVF gây ra:

Virus RVF gây bệnh cho các động vật nuôi như trâu, bò, cừu, dê… Virus có thể tồn tại tự nhiên trong trứng muỗi một thời gian dài, trong điều kiện khô có thể tồn tại đến vài năm. Khi gặp điều kiện thuận lợi, trứng muỗi nở ra, lây lan virus cho động vật và người.

benh_viem_nao_do_muoi_dotKhi bệnh nhân có xuất huyết thì tỉ lệ tử vong cao, có thể lên đến 50%. Những triệu chứng trên thường xuất hiện sau thời gian nhiễm bệnh khoảng 10 ngày. Muỗi trung gian gây bệnh RVF là Aedes, trong đó có muỗi Aedes aegypti vốn gây bệnh sốt xuất huyết. Ngoài trung gian là muỗi, RVF cũng có thể được lây từ dịch tiết của động vật bệnh, virus xâm nhập vào người qua vết trầy xước. Do tác nhân gây bệnh là virus, nên đến nay chưa có thuốc đặc trị chữa RVF. Bệnh này vẫn chưa có thuốc phòng ngừa.

Để phòng ngừa các bệnh trên cần tự bảo vệ sức khỏe bằng cách tránh tránh tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh và sử dụng các biện pháp phòng tránh, tiêu diệt muỗi hiệu quả như ngủ mùng tẩm, dùng thuốc xịt, thoa thuốc chống muỗi, tiêu diệt bọ gậy, lắp đặt cửa lưới chống muỗi,…

Comments

comments

Pin It

Comments are closed.